Mưa lớn suốt hai ngày qua khiến nhiều nơi ở các huyện miền núi Bắc Trung Bộ bị ngập lụt, nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học.
Nghệ An: Đường Hồ Chí Minh ngập sâu, nhiều quốc lộ bị chia cắt
Đến sáng 27-9, tại nhiều huyện miền núi Nghệ An như Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương… đang tiếp tục có mưa lớn.
Trong tối qua 26-9, nước từ các sông suối dâng cao, tràn vào một số khu dân cư thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu), thị trấn Dùng (huyện Thanh Chương).
Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên hỗ trợ người dân di dời tài sản, đồ đạc, gia súc đến khu vực cao hơn.
Ông Trình Văn Nhã - chủ tịch UBND huyện Thanh Chương - thông tin mưa lớn kèm theo gió lốc khiến một số xã trên địa bàn bị thiệt hại, mưa làm ngập úng, chia cắt một số tuyến đường.
Hiện tại nước trên các hồ đập thủy lợi trong huyện đã đạt ở mức thiết kế, nhiều vùng thấp trũng bị ngập, các ao nuôi cá của nhiều hộ dân đã bị tràn.
"Các xã đã cắm biển cảnh báo, rào và cắt cử lực lượng canh gác không cho người và phương tiện qua lại các cầu tràn. Các hộ gia đình ở gần khe suối, thấp trũng đang được các xã tích cực hỗ trợ để di dời người và tài sản đến nơi an toàn", ông Nhã nói.
Do mưa lớn nên đoạn quốc lộ 48 bị ngập hơn nửa mét tại một số khu vực, chia cắt tuyến đường đi các huyện Quỳ Châu, Quế Phong.
Trong khi đó, tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn cũng bị ngập sâu, xe cộ không thể lưu thông qua.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết từ 22h30 tối 26-9, Công ty cổ phần Thủy điện Quế Phong đã vận hành xả hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng nước về hồ có xu hướng tăng, với lưu lượng xả từ 11,16m3/s đến 150m3/s.
Nhà máy Thủy điện Chi Khê vận hành điều tiết nước hồ chứa thủy điện Chi Khê cũng xả nước qua đập tràn từ 20h tối 26-9, lưu lượng xả khoảng 500m3/s đến 850m3/s.
Trong ngày 27-9, dự kiến nhiều nhà máy thủy điện ở Nghệ An sẽ xả nước, trong đó có thủy điện Nhãn Hạc, Nậm Mô, Châu Thắng và Sông Quang. Tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tại các điểm có nguy cơ sạt lở đất, chuẩn bị phương án và sẵn sàng di dời người, tài sản hoặc cấm đường khi cần thiết, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Nước ngập tới mái trường, nhiều nơi cho học sinh nghỉ học
Tổng hợp từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đến hơn 8h ngày 27-9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho học sinh nghỉ học. Các huyện có số trường nghỉ học nhiều như: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Các huyện còn lại như: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, việc nghỉ học diễn ra cục bộ tại những địa bàn bị chia cắt.
Tại huyện Quỳ Châu, TTXVN dẫn nguồn tin từ bà Nguyễn Thị Châu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết qua nắm bắt ban đầu, hai điểm Trường mầm non và tiểu học ở bản Tà Sỏi (xã Châu Hạnh) nước đã dâng lên ngập đến mái. Nhiều điểm trường ở xã Châu Thắng nước đã tràn vào trường khoảng 1m.
Tại huyện Quế Phong, ông Lữ Thanh Hà, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết trong sáng 27-9, qua nắm bắt ban đầu, các trường tại các xã Quang Phong, Cắm Muộn, Châu Kim, Nậm Giải, Hạnh Dịch đã cho học sinh nghỉ học.
Ở các địa phương còn lại, việc nghỉ học có thể diễn ra cục bộ nếu điểm trường bị chia cắt, không đi lại được...
Thanh Hóa: Thôn xóm bị cô lập, một người mất tích
Mưa to từ chiều 26 đến sáng 27-9 đã và đang gây thiệt hại cho các huyện miền núi của Thanh Hóa, trong đó một người dân ở huyện Như Xuân bị mất tích khi đi đánh cá trong mưa lũ.
Nguồn tin từ UBND huyện Như Xuân cho hay mưa lũ làm ngập 55ha lúa mùa của bà con nông dân và gây sạt lở tuyến đường từ thị trấn Yên Cát đi xã Thanh Quân, đoạn qua xã Cát Vân.
Các tràn trên tuyến đường liên thôn, liên xã ở các xã Thanh Lâm, Hóa Quỳ, Thanh Phong, Tân Bình, Bãi Trành, Thanh Quân, Cát Tân cũng bị ngập nặng, nước chảy xiết không thể lưu thông. Riêng thôn Thanh Sơn, xã Thanh Sơn đang bị cô lập do các khe nước lũ dâng cao, chảy xiết.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Như Xuân đã chỉ đạo các địa phương cắm biển cảnh báo, hạ barie, phân công người trực tại các điểm bị ngập do nước lũ dâng cao; tổ chức di dời các hộ dân có nguy cơ bị ngập, sạt lở đất đảm bảo an toàn cho người dân...
Còn tại các huyện vùng cao, miền núi như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp.
Hà Tĩnh: Cứu hai người bị lũ cuốn trong đêm
Sáng 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Viết Long - chủ tịch UBND xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay tối 26-9, anh Võ Văn Tuấn và anh Nguyễn Văn Trang (cùng 49 tuổi, ngụ xã Gia Phố) chèo một chiếc thuyền nhỏ đi ven mép sông Ngàn Sâu để bắt chim.
Đến 19h30, khi đến khu vực giáp ranh giữa xã Hương Giang và xã Hương Thủy, cách điểm xuất phát khoảng 1km thì thuyền bị lật, hai người rơi xuống nước.
Trong lúc bị lũ cuốn, hai anh may mắn bám được cành cây bên sông và kêu cứu. Người dân phát hiện đã nhanh chóng đến kéo cả hai lên bờ an toàn.
"Thời điểm thuyền của hai người bị lật, nước lũ đang dâng cao, chảy xiết. May mắn là hai người chưa bị nước cuốn ra giữa dòng sông Ngàn Sâu" - ông Long nói.
Cũng theo ông Long, những ngày qua mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng vào vườn nhà dân. Hiện nay nước đã rút dần, chưa ghi nhận người dân bị thiệt hại tài sản lớn.
Lực lượng bộ đội hỗ trợ người dân huyện Quỳ Châu, Nghệ An di dời tài sản - Ảnh: N.THẮNG |
Đến sáng 27-9, tại nhiều huyện miền núi Nghệ An như Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương… đang tiếp tục có mưa lớn.
Trong tối qua 26-9, nước từ các sông suối dâng cao, tràn vào một số khu dân cư thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu), thị trấn Dùng (huyện Thanh Chương).
Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên hỗ trợ người dân di dời tài sản, đồ đạc, gia súc đến khu vực cao hơn.
Ông Trình Văn Nhã - chủ tịch UBND huyện Thanh Chương - thông tin mưa lớn kèm theo gió lốc khiến một số xã trên địa bàn bị thiệt hại, mưa làm ngập úng, chia cắt một số tuyến đường.
Hiện tại nước trên các hồ đập thủy lợi trong huyện đã đạt ở mức thiết kế, nhiều vùng thấp trũng bị ngập, các ao nuôi cá của nhiều hộ dân đã bị tràn.
"Các xã đã cắm biển cảnh báo, rào và cắt cử lực lượng canh gác không cho người và phương tiện qua lại các cầu tràn. Các hộ gia đình ở gần khe suối, thấp trũng đang được các xã tích cực hỗ trợ để di dời người và tài sản đến nơi an toàn", ông Nhã nói.
Đường Hồ Chí Minh qua xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An bị ngập sâu. Đơn vị quản lý đường bộ phải tạm cấm đường - Bạn đọc cung cấp |
Do mưa lớn nên đoạn quốc lộ 48 bị ngập hơn nửa mét tại một số khu vực, chia cắt tuyến đường đi các huyện Quỳ Châu, Quế Phong.
Trong khi đó, tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn cũng bị ngập sâu, xe cộ không thể lưu thông qua.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết từ 22h30 tối 26-9, Công ty cổ phần Thủy điện Quế Phong đã vận hành xả hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng nước về hồ có xu hướng tăng, với lưu lượng xả từ 11,16m3/s đến 150m3/s.
Nhà máy Thủy điện Chi Khê vận hành điều tiết nước hồ chứa thủy điện Chi Khê cũng xả nước qua đập tràn từ 20h tối 26-9, lưu lượng xả khoảng 500m3/s đến 850m3/s.
Trong ngày 27-9, dự kiến nhiều nhà máy thủy điện ở Nghệ An sẽ xả nước, trong đó có thủy điện Nhãn Hạc, Nậm Mô, Châu Thắng và Sông Quang. Tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tại các điểm có nguy cơ sạt lở đất, chuẩn bị phương án và sẵn sàng di dời người, tài sản hoặc cấm đường khi cần thiết, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tại các điểm có nguy cơ sạt lở đất, chuẩn bị phương án và sẵn sàng di dời người, tài sản - Ảnh: N.THẮNG |
Nước ngập tới mái trường, nhiều nơi cho học sinh nghỉ học
Tổng hợp từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đến hơn 8h ngày 27-9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho học sinh nghỉ học. Các huyện có số trường nghỉ học nhiều như: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Các huyện còn lại như: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, việc nghỉ học diễn ra cục bộ tại những địa bàn bị chia cắt.
Tại huyện Quỳ Châu, TTXVN dẫn nguồn tin từ bà Nguyễn Thị Châu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết qua nắm bắt ban đầu, hai điểm Trường mầm non và tiểu học ở bản Tà Sỏi (xã Châu Hạnh) nước đã dâng lên ngập đến mái. Nhiều điểm trường ở xã Châu Thắng nước đã tràn vào trường khoảng 1m.
Tại huyện Quế Phong, ông Lữ Thanh Hà, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết trong sáng 27-9, qua nắm bắt ban đầu, các trường tại các xã Quang Phong, Cắm Muộn, Châu Kim, Nậm Giải, Hạnh Dịch đã cho học sinh nghỉ học.
Ở các địa phương còn lại, việc nghỉ học có thể diễn ra cục bộ nếu điểm trường bị chia cắt, không đi lại được...
Mưa lớn suốt hai ngày qua khiến một số khu dân cư ở huyện Quỳ Châu bị ngập lụt - Ảnh: N.THẮNG |
Các địa phương ở Nghệ An đã cắm biển cảnh báo, rào và cắt cử lực lượng canh gác không cho người và phương tiện qua lại các cầu tràn - Ảnh: N.THẮNG |
Mưa to từ chiều 26 đến sáng 27-9 đã và đang gây thiệt hại cho các huyện miền núi của Thanh Hóa, trong đó một người dân ở huyện Như Xuân bị mất tích khi đi đánh cá trong mưa lũ.
Nguồn tin từ UBND huyện Như Xuân cho hay mưa lũ làm ngập 55ha lúa mùa của bà con nông dân và gây sạt lở tuyến đường từ thị trấn Yên Cát đi xã Thanh Quân, đoạn qua xã Cát Vân.
Các tràn trên tuyến đường liên thôn, liên xã ở các xã Thanh Lâm, Hóa Quỳ, Thanh Phong, Tân Bình, Bãi Trành, Thanh Quân, Cát Tân cũng bị ngập nặng, nước chảy xiết không thể lưu thông. Riêng thôn Thanh Sơn, xã Thanh Sơn đang bị cô lập do các khe nước lũ dâng cao, chảy xiết.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Như Xuân đã chỉ đạo các địa phương cắm biển cảnh báo, hạ barie, phân công người trực tại các điểm bị ngập do nước lũ dâng cao; tổ chức di dời các hộ dân có nguy cơ bị ngập, sạt lở đất đảm bảo an toàn cho người dân...
Còn tại các huyện vùng cao, miền núi như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp.
Nước lũ dâng cao, chảy xiết tại đập tràn ở thôn Đồng Chành, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) sáng 27-9, nên người và phương tiện giao thông không qua lại được - Ảnh do UBND huyện Như Xuân cung cấp |
Mưa lũ gây ngập úng, thiệt hại diện tích lúa màu đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch của bà con nông dân xã Thanh Quân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) - Ảnh do UBND huyện Như Xuân cung cấp |
Mưa lũ phá hủy một số đoạn đường giao thông ở huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) - Ảnh do UBND huyện Như Xuân cung cấp |
Sáng 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Viết Long - chủ tịch UBND xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay tối 26-9, anh Võ Văn Tuấn và anh Nguyễn Văn Trang (cùng 49 tuổi, ngụ xã Gia Phố) chèo một chiếc thuyền nhỏ đi ven mép sông Ngàn Sâu để bắt chim.
Đến 19h30, khi đến khu vực giáp ranh giữa xã Hương Giang và xã Hương Thủy, cách điểm xuất phát khoảng 1km thì thuyền bị lật, hai người rơi xuống nước.
Trong lúc bị lũ cuốn, hai anh may mắn bám được cành cây bên sông và kêu cứu. Người dân phát hiện đã nhanh chóng đến kéo cả hai lên bờ an toàn.
"Thời điểm thuyền của hai người bị lật, nước lũ đang dâng cao, chảy xiết. May mắn là hai người chưa bị nước cuốn ra giữa dòng sông Ngàn Sâu" - ông Long nói.
Cũng theo ông Long, những ngày qua mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng vào vườn nhà dân. Hiện nay nước đã rút dần, chưa ghi nhận người dân bị thiệt hại tài sản lớn.
Cảnh báo ngập lụt tại nhiều khu dân cư Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ 16h ngày 26-9 đến 22h ngày 26-9, khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được một số trạm từ 96,8mm đến gần 200mm. Đợt mưa này nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các vùng trũng thấp, khu đô thị, ven sông suối ở các địa phương Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, TP Vinh, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai. Thời gian ngập lụt có khả năng kéo dài đến hết ngày 27-9, với độ sâu ngập lụt lớn nhất vùng núi: 1-1,5m, có nơi trên 2m.@Nguồn:tuoitre.vn
Tags:
tuoitre.vn tintuc