Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục xu hướng giảm, mức cao nhất chỉ còn 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; còn gửi từ 1 đến dưới 6 tháng giảm còn khoảng 4%/năm.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, trên thị trường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm được các ngân hàng đang niêm yết chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, mức lãi suất phổ biến nhiều kỳ hạn còn thấp hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 - 2021.
Theo đó, ở khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, lãi suất tiền gửi được giữ ổn định như tháng 9. Mức cao nhất là 5,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Còn mức lãi suất 4,5%/năm cho kỳ hạn 6-9 tháng. Kỳ hạn từ 1 đến dưới 3 tháng về mức 3%/năm.
Đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu. Đơn cử tại VPBank, lãi suất cao nhất là 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng. Mức 5,1%/năm áp dụng kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng. Kỳ hạn từ 6 - 9 tháng cũng giảm còn 5,1%/năm.
Duy nhất tại MB, lãi suất cao nhất là 6,5%/năm áp dụng cho các kỳ hạn 24, 36, 48 và 60 tháng. Còn các kỳ hạn khác, lãi suất tiền gửi cũng giảm 0,1 - 0,2%/năm, như 6 tháng là 5,1%/năm; 9 tháng là 5,2%/năm; 12 tháng là 5,5%/năm.
Tại SHB, biểu lãi suất huy động cao nhất là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn trên 18 tháng. Còn kỳ hạn 12 tháng niêm yết lãi suất 5,8%/năm; 9 - 11 tháng là 5,6%/năm.
Mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm nhưng dòng vốn huy động tại các ngân hàng tiếp tục tăng trong 9 tháng qua.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra cách đây hai hôm, ông Đào Minh Tú - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết tính đến 30-9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12,9 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022.
Còn về cho vay, đến hết tháng 9, tín dụng ước tăng khoảng 6,1 - 6,2% so với cuối năm 2022 với tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 12,63 triệu tỉ đồng.
Tín dụng tăng nhưng chậm hơn năm ngoái do những nguyên nhân khách quan, tác động từ bên ngoài cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong nước.
Còn về lãi suất đầu ra đã giảm, mức giảm trung bình đối với các khoản cho vay mới khoảng 1 - 1,5%/năm. Hiện mức lãi suất cho vay bình quân với khoản cho vay ngắn hạn còn khoảng 5,5 - 7%/năm. Còn lãi suất cho vay trung, dài hạn những khoản cho vay mới là khoảng 8,5 - 10%/năm.
Riêng lãi suất của những khoản vay nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ thì có độ trễ do trước đây ngân hàng thương mại huy động lãi suất cao.
@Nguồn:tuoitre.vn
Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất được các ngân hàng niêm yết phổ biến là 5,5%/năm - Ảnh: TỰ TRUNG |
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, trên thị trường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm được các ngân hàng đang niêm yết chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, mức lãi suất phổ biến nhiều kỳ hạn còn thấp hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 - 2021.
Theo đó, ở khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, lãi suất tiền gửi được giữ ổn định như tháng 9. Mức cao nhất là 5,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Còn mức lãi suất 4,5%/năm cho kỳ hạn 6-9 tháng. Kỳ hạn từ 1 đến dưới 3 tháng về mức 3%/năm.
Đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu. Đơn cử tại VPBank, lãi suất cao nhất là 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng. Mức 5,1%/năm áp dụng kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng. Kỳ hạn từ 6 - 9 tháng cũng giảm còn 5,1%/năm.
Duy nhất tại MB, lãi suất cao nhất là 6,5%/năm áp dụng cho các kỳ hạn 24, 36, 48 và 60 tháng. Còn các kỳ hạn khác, lãi suất tiền gửi cũng giảm 0,1 - 0,2%/năm, như 6 tháng là 5,1%/năm; 9 tháng là 5,2%/năm; 12 tháng là 5,5%/năm.
Tại SHB, biểu lãi suất huy động cao nhất là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn trên 18 tháng. Còn kỳ hạn 12 tháng niêm yết lãi suất 5,8%/năm; 9 - 11 tháng là 5,6%/năm.
Mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm nhưng dòng vốn huy động tại các ngân hàng tiếp tục tăng trong 9 tháng qua.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra cách đây hai hôm, ông Đào Minh Tú - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết tính đến 30-9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12,9 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022.
Còn về cho vay, đến hết tháng 9, tín dụng ước tăng khoảng 6,1 - 6,2% so với cuối năm 2022 với tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 12,63 triệu tỉ đồng.
Tín dụng tăng nhưng chậm hơn năm ngoái do những nguyên nhân khách quan, tác động từ bên ngoài cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong nước.
Còn về lãi suất đầu ra đã giảm, mức giảm trung bình đối với các khoản cho vay mới khoảng 1 - 1,5%/năm. Hiện mức lãi suất cho vay bình quân với khoản cho vay ngắn hạn còn khoảng 5,5 - 7%/năm. Còn lãi suất cho vay trung, dài hạn những khoản cho vay mới là khoảng 8,5 - 10%/năm.
Riêng lãi suất của những khoản vay nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ thì có độ trễ do trước đây ngân hàng thương mại huy động lãi suất cao.
@Nguồn:tuoitre.vn