Sau hai cuốn tản văn Mình đang sống cuộc đời của ai và Có những ngày chông chênh giữa phố, Phạm Minh Mẫn vừa có buổi ra mắt cuốn sách thứ ba - cũng là tiểu thuyết đầu tay Đám mây trò chuyện với chân trời.
Bắt đầu bằng lá thư của cậu con trai Phan Vỹ gửi cha và kết thúc bằng thư hồi đáp từ cha với lời xin lỗi, cuốn sách chạm đến trái tim độc giả trẻ và cả các phụ huynh qua câu chuyện đầy cảm xúc về tình thân, tình yêu, tình bạn, tình người...
Buổi ra mắt sách ngày 30-9 thu hút khá đông độc giả tại Đường sách TP.HCM bất chấp cơn mưa buổi sáng trong cuộc trò chuyện thân tình.
Với Mẫn, tiểu thuyết là thể loại khó khiến bạn muốn chinh phục. Sau hai tản văn, tiểu thuyết cho anh có thêm không gian để đào sâu vào tâm lý nhân vật và xây dựng mạch câu chuyện hoàn chỉnh.
Truyện kể về hành trình rời Huế vào Sài Gòn lập nghiệp để khẳng định bản thân, đấu tranh cho lý tưởng và ước mơ âm nhạc của Phan Vỹ. Trải qua bao thất bại và va vấp của tuổi trẻ, Vỹ dần trưởng thành để nhận ra đâu là điều mình thực sự muốn thuộc về.
Như lá thư Vỹ viết cho ba: "Ba có biết không, trong lòng con, và tất cả những đứa con khác trên cõi đời này, dù tụi con có thành công đến thế nào, có đủ đầy đến thế nào nhưng ngày nào chưa được gia đình chấp nhận con người thật sự của mình, thấu hiểu tình yêu của mình, trong tim tụi con vẫn tồn tại một khoảng trống rất lớn không thứ gì có thể lấp đầy được".
Những trăn trở đó dễ dàng chạm đến tâm tư nhiều bạn trẻ cũng đang nỗ lực lập thân, lập nghiệp nơi thành thị. Khao khát tự do cuối cùng có nghĩa lý gì nếu không còn ai để sẻ chia, đồng cảm, để cùng khóc cười với mình?
Đám mây trên tựa sách, vì thế, không chỉ biểu trưng cho tuổi trẻ khát khao theo đuổi chân trời mộng tưởng. Đám mây còn là những đứa con luôn mong ngóng được về gần chân trời cha mẹ, nhìn rất gần nhưng có lúc lại thật xa.
Vậy có cách nào để các bậc cha mẹ không còn xa cách, có thể hiểu và làm bạn với con không? Với Minh Mẫn, chỉ có câu trả lời duy nhất là đối thoại. Khi không thể đối thoại bằng lời, anh chọn viết thư.
Và những lá thư của Phan Vỹ, của cha mẹ, của những nhân vật trong sách... đã níu gần khoảng cách giữa đám mây với chân trời. Điều quan trọng nhất: con cái và cha mẹ, cả hai phía đã nỗ lực hết mình để thấu cảm và yêu thương nhau chưa, hay vẫn khăng khăng mình luôn đúng mà chưa từng hỏi điều gì mới thật sự khiến đối phương hạnh phúc?
Phải chăng lời xin lỗi từ cha mẹ luôn là lời khó nói nhất, và chỉ có trong ao ước của những đứa con?
Bên cạnh những chia sẻ đầy cảm xúc về tình thân giữa phụ huynh và con cái, cũng có thắc mắc liệu Đám mây trò chuyện với chân trời có phải tiểu thuyết đam mỹ, khi Phan Vỹ có đến ba mối tình cùng ba người con trai?
Mẫn chỉ cười rằng chúng ta đang sống năm 2023 rồi. Hãy để mỗi người được sống đời mình muốn, có công việc, tương lai và tình yêu. Đã đến lúc không cần dán bất kỳ cái mác nào cho chuyện tình yêu, vì cuối cùng, yêu chỉ là yêu thôi.
Ba mối tình trong câu chuyện, nếu không có cuộc chuyện trò của Vỹ cùng mẹ, độc giả cũng khó nhận ra giới tính nhân vật. Quan trọng là những chuyện tình yêu này có làm bạn rung động?
Với Mẫn, hạnh phúc nhất là nhận được những phản hồi đồng cảm từ độc giả. Có nữ độc giả đã 73 tuổi ở Mỹ được cháu tặng sách, đọc xong, cô nhắn tin cho Mẫn rằng mình hối hận và thương con quá, vì bao năm qua cứ ép con lấy vợ, dù con là gay.
Giờ cô để con tự do, không áp đặt nữa. Hay có độc giả từ Cà Mau chia sẻ đã khóc hết hai tiếng khi đọc sách xong, và quyết định từ ngày mai sẽ sống cuộc đời thực sự của mình...
Đám mây trò chuyện với chân trời là quyển sách thứ ba và tiểu thuyết đầu tay của Phạm Minh Mẫn - Ảnh: H.V. |
Bắt đầu bằng lá thư của cậu con trai Phan Vỹ gửi cha và kết thúc bằng thư hồi đáp từ cha với lời xin lỗi, cuốn sách chạm đến trái tim độc giả trẻ và cả các phụ huynh qua câu chuyện đầy cảm xúc về tình thân, tình yêu, tình bạn, tình người...
Buổi ra mắt sách ngày 30-9 thu hút khá đông độc giả tại Đường sách TP.HCM bất chấp cơn mưa buổi sáng trong cuộc trò chuyện thân tình.
Với Mẫn, tiểu thuyết là thể loại khó khiến bạn muốn chinh phục. Sau hai tản văn, tiểu thuyết cho anh có thêm không gian để đào sâu vào tâm lý nhân vật và xây dựng mạch câu chuyện hoàn chỉnh.
Truyện kể về hành trình rời Huế vào Sài Gòn lập nghiệp để khẳng định bản thân, đấu tranh cho lý tưởng và ước mơ âm nhạc của Phan Vỹ. Trải qua bao thất bại và va vấp của tuổi trẻ, Vỹ dần trưởng thành để nhận ra đâu là điều mình thực sự muốn thuộc về.
Như lá thư Vỹ viết cho ba: "Ba có biết không, trong lòng con, và tất cả những đứa con khác trên cõi đời này, dù tụi con có thành công đến thế nào, có đủ đầy đến thế nào nhưng ngày nào chưa được gia đình chấp nhận con người thật sự của mình, thấu hiểu tình yêu của mình, trong tim tụi con vẫn tồn tại một khoảng trống rất lớn không thứ gì có thể lấp đầy được".
Những trăn trở đó dễ dàng chạm đến tâm tư nhiều bạn trẻ cũng đang nỗ lực lập thân, lập nghiệp nơi thành thị. Khao khát tự do cuối cùng có nghĩa lý gì nếu không còn ai để sẻ chia, đồng cảm, để cùng khóc cười với mình?
Đám mây trên tựa sách, vì thế, không chỉ biểu trưng cho tuổi trẻ khát khao theo đuổi chân trời mộng tưởng. Đám mây còn là những đứa con luôn mong ngóng được về gần chân trời cha mẹ, nhìn rất gần nhưng có lúc lại thật xa.
Vậy có cách nào để các bậc cha mẹ không còn xa cách, có thể hiểu và làm bạn với con không? Với Minh Mẫn, chỉ có câu trả lời duy nhất là đối thoại. Khi không thể đối thoại bằng lời, anh chọn viết thư.
Và những lá thư của Phan Vỹ, của cha mẹ, của những nhân vật trong sách... đã níu gần khoảng cách giữa đám mây với chân trời. Điều quan trọng nhất: con cái và cha mẹ, cả hai phía đã nỗ lực hết mình để thấu cảm và yêu thương nhau chưa, hay vẫn khăng khăng mình luôn đúng mà chưa từng hỏi điều gì mới thật sự khiến đối phương hạnh phúc?
Phải chăng lời xin lỗi từ cha mẹ luôn là lời khó nói nhất, và chỉ có trong ao ước của những đứa con?
Bên cạnh những chia sẻ đầy cảm xúc về tình thân giữa phụ huynh và con cái, cũng có thắc mắc liệu Đám mây trò chuyện với chân trời có phải tiểu thuyết đam mỹ, khi Phan Vỹ có đến ba mối tình cùng ba người con trai?
Mẫn chỉ cười rằng chúng ta đang sống năm 2023 rồi. Hãy để mỗi người được sống đời mình muốn, có công việc, tương lai và tình yêu. Đã đến lúc không cần dán bất kỳ cái mác nào cho chuyện tình yêu, vì cuối cùng, yêu chỉ là yêu thôi.
Ba mối tình trong câu chuyện, nếu không có cuộc chuyện trò của Vỹ cùng mẹ, độc giả cũng khó nhận ra giới tính nhân vật. Quan trọng là những chuyện tình yêu này có làm bạn rung động?
Với Mẫn, hạnh phúc nhất là nhận được những phản hồi đồng cảm từ độc giả. Có nữ độc giả đã 73 tuổi ở Mỹ được cháu tặng sách, đọc xong, cô nhắn tin cho Mẫn rằng mình hối hận và thương con quá, vì bao năm qua cứ ép con lấy vợ, dù con là gay.
Giờ cô để con tự do, không áp đặt nữa. Hay có độc giả từ Cà Mau chia sẻ đã khóc hết hai tiếng khi đọc sách xong, và quyết định từ ngày mai sẽ sống cuộc đời thực sự của mình...
Một điều nữa khiến sách của Mẫn tiếp cận được đông đảo đại chúng chính là ở văn phong chân phương, gần gũi, không lắt léo ẩn dụ mà rất hiển ngôn, ai đọc vào cũng thấy mình trong đó. Cả văn nói, văn viết lẫn tính cách bên ngoài của anh đều thống nhất như thế. Giản dị, dễ hiểu nhưng chỉn chu và rất mực chân thành. Nói không viết giỏi, nhưng ba năm Mẫn đã ra ba quyển sách và đã xong đề cương cho quyển thứ tư. Mẫn chọn nuôi cảm xúc thật chín thì mới bắt tay vào viết, mỗi ngày đều viết cần mẫn từ sáng tới tối, rất kỷ luật, tập trung. Anh định hình mình là một nhà văn chuyên viết về những trăn trở của giới trẻ thành thị. Nhưng trăn trở rồi thì vẫn phải nỗ lực sống, và sống là phải vui, phải biết yêu thương trân trọng chính mình, và tất cả mọi người.@Nguồn:tuoitre.vn